Bài đăng

Dấu hiệu bệnh gan

Hình ảnh
Trần Hải (Hà Nội) Gan đóng vai trò chính yếu trong việc loại bỏ ra khỏi máu các sản phẩm độc hại sinh ra từ ruột hay nội sinh (do cơ thể tạo ra), chuyển đổi chúng thành những chất mà cơ thể có thể loại bỏ dễ dàng. Do đó, tổn thương tế bào gan gây ảnh hưởng rất nhiều đến các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh gan thật sự rất nguy hiểm và bạn nên theo dõi cơ thể để phát hiện ra những dấu hiệu nhỏ nhất như: da và lòng trắng (củng mạc) mắt vàng, nước tiểu sậm màu, phân vàng hoặc bạc màu, chán ăn, đau bụng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc có máu. Bệnh gan có thể gây ra bụng báng (cổ trướng) do ứ đọng dịch trong khoang ổ bụng, ngứa kéo dài và lan rộng hoặc thay đổi cân nặng bất thường (trọng lượng cơ thể tăng hoặc giảm quá 5% trong vòng 1- 2 tháng). Rối loạn giấc ngủ, tâm thần, mệt mỏi hoặc giảm khả năng chịu đựng, mất ham muốn và khả năng tình dục… nặng nhất là hôn mê gan… mà hậu quả này là do sự ứ đọng các chất độc trong cơ thể gây tổn thương chức năng của não bộ. Những dấu hiệu trên là nh

Viêm tai ngoài có nguy hiểm?

Hình ảnh
Trần Văn Trí (Hà Nội) Viêm tai ngoài hay còn gọi là viêm khoang tai ngoài. Đây là nhiễm trùng lớp da mỏng ở khoang tai, thường là do vi khuẩn hoặc trong một số trường hợp hiếm có thể do nấm. So với viêm tai giữa, viêm tai ngoài thường gặp và ít trầm trọng hơn. Tuy nhiên, bệnh có thể làm bạn khó chịu vì cảm giác ngứa, đau hoặc chảy mủ tai. Nếu viêm tai ngoài không điều trị kịp thời có thể lan đến viêm tai giữa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực. Nguyên nhân chủ yếu của viêm tai ngoài là do tai tiếp xúc với nguồn nước bẩn trong hồ bơi hoặc ao hồ, một số nguyên nhân khác như đeo tai nghe không sạch, dụng cụ ngoáy tai không bảo đảm vệ sinh. Bệnh viêm tai ngoài khá phổ biến ở trẻ em và người hay bơi lội. Ngoài ra, người bị tiểu đường, bị dị ứng da và những ai có tai không tạo đủ ráy tai đều dễ mắc viêm tai ngoài hơn. Khi bị viêm tai ngoài, người bệnh sẽ cảm thấy: đau tai và đau nhiều hơn khi kéo dái tai hoặc khi ấn vào tai; ngứa trong tai; Sốt nhẹ (thỉnh thoảng); mủ chảy ra từ trong t

Bệnh Listeriosis và ngộ độc thực phẩm

Hình ảnh
(Lý Văn Khoa - TP.HCM) Listeria là loại vi khuẩn có độc tính cao, chúng lây nhiễm thành dịch qua thực phẩm bị nhiễm. Vi khuẩn này tạo ra bệnh cảnh rất nặng ở phụ nữ có thai và những người bị suy giảm miễn dịch. Người khỏe mạnh hiếm khi bị bệnh do nhiễm listeria nhưng bệnh có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ (sữa bị nhiễm khuẩn), người có hệ thống miễn dịch suy yếu thì có nguy cơ cao bị biến chứng nặng nề. Tuy nhiên nếu dùng kháng sinh phù hợp thì rất hiệu quả đối với vi khuẩn listeria. Đây là loại vi khuẩn có thể sống được trong môi trường tủ lạnh và thậm chí trong ngăn đông, cho nên nhiều người ăn thực phẩm được bảo quản tốt vẫn bị nhiễm bệnh. Vi khuẩn listeria được tìm thấy trong đất, nước và phân động vật. Con người bị nhiễm khuẩn chủ yếu do các con đường sau: qua trái cây tươi bị nhiễm khuẩn từ đất mà chưa được xử lý; thịt bị nhiễm khuẩn; sữa hoặc thực phẩm chế biến từ sữa không được tiệt khuẩn; quá trình chế biến thực phẩm gây nhiễm khuẩn (phô mát, thức ăn nhanh …). Những đối tượng

Nguy cơ sức khỏe khi bị mắc kẹt lâu trong hang

Hình ảnh
Những hệ lụy khi bị mắc kẹt lâu trong hang Trước hết là thiếu ánh sáng, sau đó là đói, rét, không có chỗ nghỉ ngơi, thiếu dưỡng khí... từ đó có thể làm cho người bị mắc kẹt hoảng loạn, lo lắng dẫn đến suy giảm sức đề kháng. Bốn hiện tượng đói, rét, không có ánh sáng, thiếu dưỡng khí sẽ tác động rất lớn đến tâm lý của nạn nhân, nhất là trẻ em như đội bóng nhí Thái Lan đã gặp phải. Bên cạnh đó là một số bệnh tật sẽ tấn công nạn nhân khi sức đề kháng suy giảm. Các loại bệnh này, ngay cả sau khi được cứu ra khỏi hang vẫn luôn rình rập người gặp nạn. Người bị mắc kẹt trong hang có thể mắc “bệnh hang động”. “Bệnh hang động” gồm nhiều loại khác nhau nhưng điển hình nhất là bệnh lây từ loài dơi. Dơi là loài động vật nguy hiểm vì chúng mang nhiều loại vi sinh vật gây bệnh và luôn có khả năng lây cho con người. Trên thực tế, chúng vốn là loài hoang dã, chỉ ưa sống ở nơi vắng vẻ, không có con người, nhất là hang động, hang càng sâu, càng thiếu ánh sáng càng thích hợp với chúng. Dưới góc độ y học,

Mùa mưa, thận trọng với bệnh da tiếp xúc do côn trùng

Hình ảnh
Căn nguyên và cách lây truyền của bệnh này là do côn trùng, tên khoa học Paederus. Thủ phạm gây bệnh Paederus là một loại côn trùng thuộc họ cánh cứng (Ataphylimidac) có khoảng 1.400 - 20.000 giống rất giống nhau thường gặp là P. literalis, P. fuscipes, P.caligatus và Paederus mình dài, thanh 7 - 10 mm thoạt nhìn như con kiến do đó đồng bào ta hay gọi thành nhiều tên khác nhau: kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong đít... Kiến này có 3 đôi chân bụng có đốt trong đó có một đốt màu đỏ, bay và chạy rất nhanh, chúng thường sống ở ven ruộng quanh gốc rạ, ở bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, trong những nơi đang xây dựng dở dang... Trong thân kiến khoang có chất Pederin gây cháy bỏng da giống như chất Căngtadin của sâu ban miêu và chất phospho ở con giời. Paederus Sau những ngày mưa lũ làm ngập đồng ruộng, ao hồ, kiến khoang theo côn trùng, theo ánh đèn bay vào nhà, những người làm việc dưới ánh đèn bị côn trùng rơi vào cổ, mặt, thân mình vô tình giơ tay đập

6 thứ còn bẩn hơn bồn cầu bạn chạm tay hàng ngày

Hình ảnh
Nguồn Video: Medical Daily. Phụ đề: Sống khỏe 1. Vòi hoa sen Vòi tắm hoa sen sau khi bạn sử dụng, với độ ẩm cao trong nhà tắm có thể là mầm mống của vi khuẩn sinh sôi. Một trong số chúng là vi khuẩn Mycobacterium Avium, tấn công hệ miễn dịch, làm suy giảm sức đề kháng. 2. Bồn rửa chén Bồn rửa chén chứa nhiều vi khuẩn hơn bất cứ thứ nào trong phòng tắm 45% bồn rửa gia đình là tổ của nhiều vi khuẩn nguy hiểm, trong đó có Salmone và E. coli. 3. Miếng giẻ rửa chén: là một trong những nguồn gây bệnh số 1 trong nhà. Nên thay thế và khử trùng miếng rửa chén thường xuyên 4. Điện thoại di động/Máy tính bảng Lượng vi khuẩn tìm thấy ở các thiết bị cầm tay cao gấp 7 lần bồn cầu. 5. Bàn phím: Khe giữa các bàn phím là nơi trú ngụ của vi khuẩn, lượng vi khuẩn cao gấp 25 lần chỗ ngồi toa lét. 6. Đồ điều khiển game cầm tay cũng chứa vô vàn vi khuẩn, còn nhiều hơn cả bệ ngồi toa lét. PV (theo Medical Daily, Việt hóa bởi Sống khỏe)

Những điều cần biết về lao màng phổi

Hình ảnh
Lao màng phổi là dạng bệnh trong nhóm lao ngoài, không lây lan với biểu hiện thường thấy: đau ngực, khó thở tăng dần kèm theo sốt cao kéo dài và có dịch trong màng phổi. Phác đồ điều trị lao màng phổi tương tự lao phổi. Lao màng phổi là dạng bệnh gặp trong các bệnh lao ngoài phổi chiếm khoảng 5% trong các thể lao và đứng thứ 2 trong số bệnh lao ngoài phổi (sau lao hạch bạch huyết). Bệnh lao màng phổi thường xuất hiện sau lao phổi và chiếm khoảng 25 - 27% trong các thể lao ngoài phổi. Trong các bệnh tràn dịch màng phổi thì nguyên nhân do lao chiếm 70-80%. Lao màng phổi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên độ tuổi thanh thiếu niên là nhiều hơn cả. Lao màng phổi chủ yếu là do vi khuẩn lao trên người gây ra, một số ít trường hợp do vi khuẩn lao bò hoặc vi khuẩn lao không điển hình. Những vi khuẩn này phát sinh thành bệnh nhờ các điều kiện thuận lợi: Trẻ không được tiêm vắc-xin phòng tránh lao màng phổi BCG, hay trẻ bị lao sơ nhiễm nhưng phát hiện muộn và điều trị không đúng cách. Người tiế