Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2000

Dấu hiệu bệnh gan

Hình ảnh
Trần Hải (Hà Nội) Gan đóng vai trò chính yếu trong việc loại bỏ ra khỏi máu các sản phẩm độc hại sinh ra từ ruột hay nội sinh (do cơ thể tạo ra), chuyển đổi chúng thành những chất mà cơ thể có thể loại bỏ dễ dàng. Do đó, tổn thương tế bào gan gây ảnh hưởng rất nhiều đến các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh gan thật sự rất nguy hiểm và bạn nên theo dõi cơ thể để phát hiện ra những dấu hiệu nhỏ nhất như: da và lòng trắng (củng mạc) mắt vàng, nước tiểu sậm màu, phân vàng hoặc bạc màu, chán ăn, đau bụng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc có máu. Bệnh gan có thể gây ra bụng báng (cổ trướng) do ứ đọng dịch trong khoang ổ bụng, ngứa kéo dài và lan rộng hoặc thay đổi cân nặng bất thường (trọng lượng cơ thể tăng hoặc giảm quá 5% trong vòng 1- 2 tháng). Rối loạn giấc ngủ, tâm thần, mệt mỏi hoặc giảm khả năng chịu đựng, mất ham muốn và khả năng tình dục… nặng nhất là hôn mê gan… mà hậu quả này là do sự ứ đọng các chất độc trong cơ thể gây tổn thương chức năng của não bộ. Những dấu hiệu trên là nh

Viêm tai ngoài có nguy hiểm?

Hình ảnh
Trần Văn Trí (Hà Nội) Viêm tai ngoài hay còn gọi là viêm khoang tai ngoài. Đây là nhiễm trùng lớp da mỏng ở khoang tai, thường là do vi khuẩn hoặc trong một số trường hợp hiếm có thể do nấm. So với viêm tai giữa, viêm tai ngoài thường gặp và ít trầm trọng hơn. Tuy nhiên, bệnh có thể làm bạn khó chịu vì cảm giác ngứa, đau hoặc chảy mủ tai. Nếu viêm tai ngoài không điều trị kịp thời có thể lan đến viêm tai giữa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực. Nguyên nhân chủ yếu của viêm tai ngoài là do tai tiếp xúc với nguồn nước bẩn trong hồ bơi hoặc ao hồ, một số nguyên nhân khác như đeo tai nghe không sạch, dụng cụ ngoáy tai không bảo đảm vệ sinh. Bệnh viêm tai ngoài khá phổ biến ở trẻ em và người hay bơi lội. Ngoài ra, người bị tiểu đường, bị dị ứng da và những ai có tai không tạo đủ ráy tai đều dễ mắc viêm tai ngoài hơn. Khi bị viêm tai ngoài, người bệnh sẽ cảm thấy: đau tai và đau nhiều hơn khi kéo dái tai hoặc khi ấn vào tai; ngứa trong tai; Sốt nhẹ (thỉnh thoảng); mủ chảy ra từ trong t

Bệnh Listeriosis và ngộ độc thực phẩm

Hình ảnh
(Lý Văn Khoa - TP.HCM) Listeria là loại vi khuẩn có độc tính cao, chúng lây nhiễm thành dịch qua thực phẩm bị nhiễm. Vi khuẩn này tạo ra bệnh cảnh rất nặng ở phụ nữ có thai và những người bị suy giảm miễn dịch. Người khỏe mạnh hiếm khi bị bệnh do nhiễm listeria nhưng bệnh có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ (sữa bị nhiễm khuẩn), người có hệ thống miễn dịch suy yếu thì có nguy cơ cao bị biến chứng nặng nề. Tuy nhiên nếu dùng kháng sinh phù hợp thì rất hiệu quả đối với vi khuẩn listeria. Đây là loại vi khuẩn có thể sống được trong môi trường tủ lạnh và thậm chí trong ngăn đông, cho nên nhiều người ăn thực phẩm được bảo quản tốt vẫn bị nhiễm bệnh. Vi khuẩn listeria được tìm thấy trong đất, nước và phân động vật. Con người bị nhiễm khuẩn chủ yếu do các con đường sau: qua trái cây tươi bị nhiễm khuẩn từ đất mà chưa được xử lý; thịt bị nhiễm khuẩn; sữa hoặc thực phẩm chế biến từ sữa không được tiệt khuẩn; quá trình chế biến thực phẩm gây nhiễm khuẩn (phô mát, thức ăn nhanh …). Những đối tượng

Nguy cơ sức khỏe khi bị mắc kẹt lâu trong hang

Hình ảnh
Những hệ lụy khi bị mắc kẹt lâu trong hang Trước hết là thiếu ánh sáng, sau đó là đói, rét, không có chỗ nghỉ ngơi, thiếu dưỡng khí... từ đó có thể làm cho người bị mắc kẹt hoảng loạn, lo lắng dẫn đến suy giảm sức đề kháng. Bốn hiện tượng đói, rét, không có ánh sáng, thiếu dưỡng khí sẽ tác động rất lớn đến tâm lý của nạn nhân, nhất là trẻ em như đội bóng nhí Thái Lan đã gặp phải. Bên cạnh đó là một số bệnh tật sẽ tấn công nạn nhân khi sức đề kháng suy giảm. Các loại bệnh này, ngay cả sau khi được cứu ra khỏi hang vẫn luôn rình rập người gặp nạn. Người bị mắc kẹt trong hang có thể mắc “bệnh hang động”. “Bệnh hang động” gồm nhiều loại khác nhau nhưng điển hình nhất là bệnh lây từ loài dơi. Dơi là loài động vật nguy hiểm vì chúng mang nhiều loại vi sinh vật gây bệnh và luôn có khả năng lây cho con người. Trên thực tế, chúng vốn là loài hoang dã, chỉ ưa sống ở nơi vắng vẻ, không có con người, nhất là hang động, hang càng sâu, càng thiếu ánh sáng càng thích hợp với chúng. Dưới góc độ y học,

Mùa mưa, thận trọng với bệnh da tiếp xúc do côn trùng

Hình ảnh
Căn nguyên và cách lây truyền của bệnh này là do côn trùng, tên khoa học Paederus. Thủ phạm gây bệnh Paederus là một loại côn trùng thuộc họ cánh cứng (Ataphylimidac) có khoảng 1.400 - 20.000 giống rất giống nhau thường gặp là P. literalis, P. fuscipes, P.caligatus và Paederus mình dài, thanh 7 - 10 mm thoạt nhìn như con kiến do đó đồng bào ta hay gọi thành nhiều tên khác nhau: kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong đít... Kiến này có 3 đôi chân bụng có đốt trong đó có một đốt màu đỏ, bay và chạy rất nhanh, chúng thường sống ở ven ruộng quanh gốc rạ, ở bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, trong những nơi đang xây dựng dở dang... Trong thân kiến khoang có chất Pederin gây cháy bỏng da giống như chất Căngtadin của sâu ban miêu và chất phospho ở con giời. Paederus Sau những ngày mưa lũ làm ngập đồng ruộng, ao hồ, kiến khoang theo côn trùng, theo ánh đèn bay vào nhà, những người làm việc dưới ánh đèn bị côn trùng rơi vào cổ, mặt, thân mình vô tình giơ tay đập

6 thứ còn bẩn hơn bồn cầu bạn chạm tay hàng ngày

Hình ảnh
Nguồn Video: Medical Daily. Phụ đề: Sống khỏe 1. Vòi hoa sen Vòi tắm hoa sen sau khi bạn sử dụng, với độ ẩm cao trong nhà tắm có thể là mầm mống của vi khuẩn sinh sôi. Một trong số chúng là vi khuẩn Mycobacterium Avium, tấn công hệ miễn dịch, làm suy giảm sức đề kháng. 2. Bồn rửa chén Bồn rửa chén chứa nhiều vi khuẩn hơn bất cứ thứ nào trong phòng tắm 45% bồn rửa gia đình là tổ của nhiều vi khuẩn nguy hiểm, trong đó có Salmone và E. coli. 3. Miếng giẻ rửa chén: là một trong những nguồn gây bệnh số 1 trong nhà. Nên thay thế và khử trùng miếng rửa chén thường xuyên 4. Điện thoại di động/Máy tính bảng Lượng vi khuẩn tìm thấy ở các thiết bị cầm tay cao gấp 7 lần bồn cầu. 5. Bàn phím: Khe giữa các bàn phím là nơi trú ngụ của vi khuẩn, lượng vi khuẩn cao gấp 25 lần chỗ ngồi toa lét. 6. Đồ điều khiển game cầm tay cũng chứa vô vàn vi khuẩn, còn nhiều hơn cả bệ ngồi toa lét. PV (theo Medical Daily, Việt hóa bởi Sống khỏe)

Những điều cần biết về lao màng phổi

Hình ảnh
Lao màng phổi là dạng bệnh trong nhóm lao ngoài, không lây lan với biểu hiện thường thấy: đau ngực, khó thở tăng dần kèm theo sốt cao kéo dài và có dịch trong màng phổi. Phác đồ điều trị lao màng phổi tương tự lao phổi. Lao màng phổi là dạng bệnh gặp trong các bệnh lao ngoài phổi chiếm khoảng 5% trong các thể lao và đứng thứ 2 trong số bệnh lao ngoài phổi (sau lao hạch bạch huyết). Bệnh lao màng phổi thường xuất hiện sau lao phổi và chiếm khoảng 25 - 27% trong các thể lao ngoài phổi. Trong các bệnh tràn dịch màng phổi thì nguyên nhân do lao chiếm 70-80%. Lao màng phổi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên độ tuổi thanh thiếu niên là nhiều hơn cả. Lao màng phổi chủ yếu là do vi khuẩn lao trên người gây ra, một số ít trường hợp do vi khuẩn lao bò hoặc vi khuẩn lao không điển hình. Những vi khuẩn này phát sinh thành bệnh nhờ các điều kiện thuận lợi: Trẻ không được tiêm vắc-xin phòng tránh lao màng phổi BCG, hay trẻ bị lao sơ nhiễm nhưng phát hiện muộn và điều trị không đúng cách. Người tiế

Thoái hóa cột sống và phương pháp đẩy lùi

Hình ảnh
Bất kỳ người nào bị thoái hóa cột sống đều tiềm ẩn nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm. Đa số người bị thoái hóa cột sống đều kèm theo thoát vị đĩa, thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm là 2 loại bệnh lý phổ biến nhất trong hệ xương khớp, được coi là hai bệnh lý liên quan mật thiết với nhau, luôn phối hợp, hỗ trợ ăn ý với nhau đảm nhiệm chức năng chuyển động linh hoạt của cơ thể. Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm Ngoài yếu tố do tuổi tác và quá trình lão hóa theo tự nhiên của xương khớp thì mắc phải căn bệnh thoái hóa đốt sống lưng còn do rất nhiều các nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan gây ra. - Do có những thói quen xấu trong sinh hoạt và làm việc ( ngồi làm việc sai tư thế, nằm ngủ không đúng cách) lâu dài gây tổn thương cột sống. - Do ngã chấn thương, lao động nặng nhọc, làm việc quá sức dẫn đến cột sống bị tổn thương, đè nén. - Do biến chứng của các loại thuốc trong quá trình sử dụng để đẩy lùi các căn bệnh khác. - Do ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến gia đìn

Thoát cơn đau đầu kéo dài nhờ phác đồ điều trị của giáo sư

Hình ảnh
Suy sụp tinh thần vì cơn đau đầu “hành hạ” Là một giáo viên cấp 3 yêu nghề, chị Nguyễn Ngọc N, 32 tuổi ngày đêm miệt mài với công việc và những giờ giảng. Với chị, được đứng trên bục giảng, được ngắm nhìn các em học sinh vui vẻ có thành tích tốt là niềm hạnh phúc lớn. Vậy mà “đã có những lúc tôi nghĩ mình không thể tiếp tục được ước mơ của mình, sức khỏe không cho phép tôi cống hiến tiếp. Khi ấy thực sự mình đã mệt mỏi và thất vọng vô cùng” - Chị N nghĩ lại. Đau đầu kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi thậm chí suy sụp tinh thần ( Ảnh minh họa) Chia sẻ về tình hình sức khỏe của mình khi trước, chị N nói: “Tôi thường bị đau đầu khó chịu khi thời tiết thay đổi và cũng vì thế mà chủ quan khi sức khoẻ thực sự có vấn đề. Cách đây 2 năm tôi thường có những cơn đau xuất hiện bất thường, đau giật giật ở bên thái dương, nghĩ do mình dốc sức chuẩn bị cho đợt thanh tra cuối năm nên bị căng thẳng thần kinh. Vì thế tôi uống thuốc giảm đau và nghỉ ngơi chút rồi tiếp tục “chiến đấu”. Tuy nhiên, càng về s

5 nguy hại của bệnh tiểu đường ở thanh thiếu niên

Hình ảnh
Béo phì Tiểu đường không dẫn tới béo phì. Nhưng nếu bạn bị tiểu đường và bạn đang bị béo phì thì tình trạng sẽ trầm trọng hơn. Khi bị tiểu đường bạn có thể cảm thấy yếu, uể oải, mệt mỏi. Nếu bạn không luyện tập thường xuyên, những triệu chứng này có thể gia tăng và không hoạt động thể chất cũng có nghĩa cân nặng dễ tăng. Suy thận Thanh thiếu niên bị tiểu đường dễ bị mắc suy thận. Nếu bạn bị tiểu đường, bệnh sẽ cản trở hoạt động lọc của thận và dẫn tới tổn thương thận. Vì vậy cần rất thận trọng. Suy tim Ứ đọng đường huyết trong động mạch cản trở máu tới tim và khiến thành động mạch dày hơn. Do vậy, máu khó bơm tới tim và điều này có thể gây suy tim. Đây là một trong những nguy cơ lớn của bệnh tiểu đường ở thanh thiếu niên. Rối loạn thị lực Do bị tiểu đường, mạch máu trong võng mạc cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, thanh thiếu niên bị tiểu đường có nguy cơ bị đục thủy tinh thể và glôcôm. Trầm cảm Khi thanh thiếu niên bị tiểu đường nhìn thấy người khác sống cuộc sống bình thường và vui vẻ, trong

Tiêu chảy cấp ở trẻ

Hình ảnh
Rotavirut - Mối nguy hiểm cho trẻ em Sau mưa lũ, nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy do rotavirut ở trẻ em là rất lớn. Khi bị lây nhiễm virut khoảng 12 giờ đến 4 ngày, trẻ bắt đầu xuất hiện triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy. Nôn xuất hiện trước tiêu chảy 6 - 12 giờ và có thể kéo dài khoảng 2-3 ngày. Trẻ nôn rất nhiều vào ngày đầu và giảm bớt khi bắt đầu đi tiêu chảy. Phân lỏng toàn nước, có lúc màu xanh dưa cải, có thể có đờm, nhớt nhưng không có máu. Tiêu chảy ngày càng tăng trong vài ngày, sau đó giảm dần. Trong giai đoạn này trẻ sẽ bị mất nước nếu bị kéo dài sẽ dẫn tới nguy cơ tử vong. Phải cho uống oresol nếu trẻ đang bú mẹ bị tiêu chảy cấp. Ảnh: N.Đ Chăm sóc tại nhà thế nào? Ở thể nhẹ, không có biến chứng, bệnh thường tự khỏi sau 3 - 8 ngày. Việc điều trị bệnh chủ yếu là đề phòng biến chứng mất nước, ưu tiên hàng đầu là dung dịch muối đường để bổ sung nước và cả chất điện giải (còn gọi là muối khoáng như Na, kali, chlor…) bị mất qua phân và chất nôn mửa, dung dịch uống thường sử dụng là dun

Mẹ nhiễm nấm âm đạo có ảnh hưởng tới thai?

Hình ảnh
Có phải tôi bị viêm phần phụ? Như vậy có ảnh hưởng tới thai nhi không? Hoàng Lan Hương (Quảng Ninh) Có thể bạn bị nhiễm nấm âm đạo và loại nấm gây bệnh phổ biến là nấm men Candida. Dấu hiệu bị nhiễm nấm âm đạo gồm có: huyết trắng có màu trắng đục như bột, vùng kín ẩm ướt, ngứa ngáy, âm đạo, môi âm hộ sưng và có cảm giác đau rát, tiểu rát. Tuy chưa có bằng chứng nào khẳng định nấm âm đạo gây nguy hiểm cho thai nhi, nhưng bạn không nên chủ quan. Bởi vì, nếu bị nấm âm đạo không điều trị dứt điểm thì dễ có khả năng trẻ bị sinh non. Khi trẻ sinh ra cũng có thể bị dính nấm vào miệng gây viêm niêm mạc miệng, đẹn hoặc viêm da. Nếu nuốt phải thì bé có thể bị rối loạn đường tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột. Chính vì vậy, khi phát hiện dấu hiệu bị nấm âm đạo, việc điều trị kịp thời, triệt để là rất cần thiết. Bạn có thể dùng các biện pháp dân gian như rửa bằng nước lá trầu không, nước chè tươi nhưng chỉ khi bệnh mới chớm, còn nhẹ. Nếu thấy bệnh không giảm, nặng lên hay tái phát thì rất nên đi khá

Làm gì khi bị chóng mặt?

Hình ảnh
Khi bị chóng mặt ghé thăm, bạn sẽ gặp những triệu chứng như cảm thấy đầu óc quay cuồng, choáng váng, hoa mắt. Để tìm được cách xử lý phù hợp nhất việc đầu tiên là bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây ra chứng chóng mặt. Ảnh minh họa Do thay đổi tư thế đột ngột Chứng chóng mặt xuất hiện khi bạn đứng lên, ngồi xuống hoặc chuyển đổi tư thế đột ngộtcòn gọi là chóng mặt kịch phát lành tính do tư thế. Tình trạng này xảy ra khi bạn thay đổi tư thế quá nhanh từ đứng sang ngồi chẳng hạn, máu đang dồn xuống bụng và các chi dưới sẽ không cung cấp lên não kịp sẽ dẫn đến tình trạng này. Tập thể dục quá mức Khi bạn tập luyện quá mức, việc tiêu thụ năng lương và chuyển hóa oxi tăng gấp nhiều lần so với bình thường. Thế nhưng, tim bạn không thể bơm đủ máu đến các cơ bắp cũng như não bộ, dẫn đến tình trạng hụt oxy, gây ra tình trạng mất sức, lúc này chóng mặt là điều khó tránh khỏi. Mất ngủ Việc thức quá khuya và ngủ không đủ giấc cũng là thủ phạm khiến cơn chóng mặt ghé thăm bạn bất ngờ. Do rối loạn ti

Ăn thịt bò tái, coi chừng sán dây bò!

Hình ảnh
Bài viết này chỉ đề cẬP đến biến chứng của bệnh sán dây bò (sán xơ mít). Đặc điểm của sán dây bò Sán dây bò(tên khoa học: Taenia). Chúng được gọi sán dây bò hay sán xơ mít vì hình dạng giống xơ của quả mít. Cơ thể của sán dây bò chia thành nhiều đốt nhỏ, thân dài từ 4 - 12m có trên 1.000 đốt, đốt trưởng thành dài khoảng 20 - 30mm. Tử cung chia thành 32 nhánh, đầu sán có 4 giác móc để bám vào niêm mạc ruột. Khi các đốt sán dây bò già sẽ rụng ra và theo phân ra ngoài, trong các đốt sán có vô số trứng sán. Mỗi ngày thân sán có thể mọc dài ra từ 3 - 28 đốt. Các đốt già rụng ra thành những đốt riêng biệt, chuyển động nhờ những cơ rất khỏe nên khi nó ra khỏi hậu môn người và có thể bò lên bụng, lên nách bệnh nhân (cả người nằm cùng giường) hoặc bò ra khắp giường chiếu. Các đốt sán già theo phân hoặc tự bò ra ngoại cảnh, vỡ ra, giải phóng hàng trăm ngàn trứng. Nếu trâu, bò ăn phải đốt sán, vào ruột trứng sán sẽ nở ra ấu trùng và xâm nhập vào hệ tuần hoàn để về tim, sau đó theo máu đi đến các

An toàn thực phẩm mùa bão lũ

Hình ảnh
Để chủ động bảo vệ sức khỏe người dân, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, trước khi có bão, lũ cần đẩy mạnh tuyên truyền hướng dẫn người dân, đặc biệt là các vùng có nguy cơ bão, lũ cao cần có kế hoạch chủ động dự trữ các loại lương thực, thực phẩm chế biến sẵn, nước uống đóng chai, các loại vitamin, các hóa chất sát khuẩn của ngành y tế. Về phía cơ quan y tế chủ động dự trữ hóa chất, phương tiện, nhân lực sẵn sàng phối hợp hoặc chủ động xử lý, khắc phục ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh dịch liên quan đến thực phẩm, không để lan rộng. Cần rửa rau sạch nhiều lần trước vòi nước. Trong khi bão, lũ xảy ra, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thủy sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân để chế biến thực phẩm. Thực hiện ăn chín, uống chín. Đối với những vùng không đủ nước sạch có thể sử dụng các loại hóa chất sát khuẩn theo hướng dẫn của ngành y tế. Chủ động bổ sung vitamin vào khẩu phần ăn

Có thuốc trị mồ hôi ra nhiều vùng nách?

Hình ảnh
Mặc dù tôi đã cố gắng vệ sinh sạch sẽ và mặc đồ thoáng mát, nhưng không hạn chế được điều này. Xin cho biết có thuốc nào điều trị được không? Lê Thanh Hoa (Hà Nội) Tăng tiết mồ hôi nách là bệnh rất nhiều người gặp. Mặc dù nó không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng lại ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Việc điều trị tình trạng này chủ yếu là cải thiện điều kiện sinh hoạt (mặc các loại vải có tính thấm mồ hôi tốt, hạn chế ra ngoài trời nóng bức, không dùng các sản phẩm có chứa cafein)… hoặc dùng biện pháp xoa bột talc sau khi tắm để tránh mồ hôi thấm ra áo, chống bài tiết mồ hôi tại chỗ bằng muối nhôm 10-25%. Một số thuốc như thuốc kháng acetylcholin - là thuốc chẹn beta giao cảm cũng có thể được cân nhắc dùng, nhưng thuốc không phù hợp cho người bị bệnh hen suyễn hoặc bệnh mạch máu ngoại vi. Các thuốc chẹn kênh calci, thuốc chống viêm không steroid và anxiolytics (chống lo âu) cũng có hiệu quả điều trị trong một số trường hợp. Ngoài ra, người ta có thể sử dụng nguồn điện đưa ion qua

Hà Nội có nguy cơ mắc sốt xuất huyết cao nhất cả nước

Hình ảnh
Sốt xuất huyết xảy ra quanh năm do sự lây lan virus Dengue qua vết đốt của muỗi vằn. Đây là bệnh cực kì nguy hiểm, tại nước ta chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Bộ Y Tế khuyến cáo người dân cần nhanh chóng trang bị kiến thức và thực hiện ngay các biện pháp phòng bệnh. Dịch bệnh sốt xuất huyết rất dễ lây lan nhất là đối với trẻ em Thực tế diễn biến dịch bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương đưa ra dự báo từ giờ đến cuối năm, cả nước sẽ thường xuyên xuất hiện bão và các cơn mưa bất chợt với số lượng nhiều hơn năm trước. Khu vực Hà Nội có khả năng ngập úng cục bộ do ảnh hưởng của mưa lũ, tình hình dịch bệnh càng trở nên nguy cấp. Hà Nội là nơi tập trung đông dân cư với mật độ dân số trung bình của 12 quận là 11.220 người/km2, Đống Đa là quận có mật độ dân số cao nhất với 42.171 người/km2 (Nguồn: `Cổng Thông tin điện tử Chính phủ`), dễ hình thành các ổ dịch lớn đưa mầm bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng, các cơ sở y tế trở nên quá tải và k

FDA phê duyệt thuốc đầu tiên trị bệnh đậu mùa

Hình ảnh
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ vừa phê duyệt TPOXX (tecovirimat), loại thuốc đầu tiên có chỉ định điều trị bệnh đậu mùa. Mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố bệnh đậu mùa, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gâytử vong đã bị loại trừ vào năm 1980, nhưng đã có những lo ngại lâu dài rằng bệnh đậu mùa có thể được sử dụng như một loại vũ khí sinh học. “Để giải quyết nguy cơ khủng bố sinh học, Quốc hội Mỹ đã thực hiện các bước để cho phép phát triển và phê duyệt các biện pháp đối phó nhằm ngăn chặn các mầm bệnh có thể được sử dụng làm vũ khí. Sự chấp thuận của FDA ngày hôm nay cung cấp một mốc quan trọng trong những nỗ lực này. Ông Scott Gottlieb, ủy viên của FDA cho biết. Trước khi loại trừ vào năm 1980, vi rút variola, loại siêu vi gây bệnh đậu mùa, chủ yếu lây lan qua tiếp xúc trực tiếp giữa người với người. Đây là bệnh nhiễm vi rút toàn thân với đặc điểm phát ban ở da. Bệnh bắt đầu đột ngột với sốt cao 400C, khó chịu, đau đầu, mệt lử, đau lưng dữ dội, có lúc đau bụng v